Kỳ 11: Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng và triết lý ‘mổ đẹp’
Theo ghi nhận, những ngày trước kỳ nghỉ lễ, giá heo hơi tại khu vực các tỉnh phía bắc giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg. Lượng cung đẩy ra nhiều bán trước lễ khiến thị trường có điều chỉnh giảm nhẹ tại Lào Cai, Nam Định.Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh đầu tiên trên đỉnh thiêng Fansipan
Một trong những nội dung được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đặc biệt quan tâm, chỉ đạo tại cuộc giao ban đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Môi trường ngày 11.3 là rà soát, phân cấp xử lý thủ tục hành chính.Ông Đỗ Đức Duy yêu cầu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp. Các đơn vị phải rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tích hợp để giải quyết đồng thời các thủ tục hành chính có liên quan, đẩy nhanh tốc độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm thông suốt, liền mạch, minh bạch và hiệu quả.Ông Duy nêu ví dụ, bây giờ cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản với giao khu vực biển; một số thủ tục về lĩnh vực môi trường với chăn nuôi, thú y đều là cấp giấy phép của bộ, đều cùng một bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ có yêu cầu bổ sung thêm, các cơ quan hướng dẫn lại, chỉ để một bộ hồ sơ nhưng cấp được 2 giấy phép, hiện nay giấy phép cấp theo các luật chuyên ngành.Trước ngày 30.6, theo mốc thời gian của Chính phủ, các cục chuyên ngành phải hoàn thành chuyển đổi số dịch vụ công toàn trình, để giảm thiểu lỗ hổng phía dưới trong việc cấp phép, nhất là năng lực cán bộ tại các trung tâm vùng.Ngay trong năm nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, giảm 30% chi phí tuân thủ trong giải quyết thủ tục hành chính và bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Bởi, theo Bộ trưởng Duy, một số lĩnh vực của bộ đang giải quyết số lượng hồ sơ, thủ tục hành chính "rất lớn, thậm chí là rất rất lớn" như trồng trọt và bảo vệ thực vật. "Bộ có chức năng kiểm soát tại các cửa khẩu nhưng phải rà soát lại, liệu rằng là những thủ tục ấy có thể phân cấp cho địa phương được không hay cứ phải người của bộ ngồi ở đó. Bây giờ, một ngày một cục chuyên ngành giải quyết 2.000 hồ sơ, thủ tục hành chính là khối lượng khủng khiếp", ông Duy nói.Theo ông, nếu như chỉ là đối chiếu thủ tục, giấy tờ với biểu mẫu có sẵn để bấm nút thông quan thì không cần phải là cán bộ chuyên môn ở cấp cục, hoàn toàn có thể phân cấp cho địa phương hoặc phối hợp với hải quan để tích hợp.Bộ trưởng Đỗ Đức Duy yêu cầu các đơn vị, các thứ trưởng phụ trách phải rà soát ngay, sớm báo cáo lại để có phương án cắt giảm, phân cấp thủ tục hành chính.Cũng theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, một trong những ưu tiên trọng tâm thời gian tới là đẩy mạnh phát triển khoa, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số ngành nông nghiệp và môi trường.Trong tuần này, bộ sẽ ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ chính trị và Nghị quyết 03 của Chính phủ về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Vụ Khoa học - Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị tham mưu, đề xuất cơ chế đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm."Bộ ta đang giao kinh phí cho các viện khoa học theo biên chế là lạc hậu lắm rồi, có những bộ đã thay đổi cơ chế này từ 15 năm trước, bây giờ yêu cầu là giao theo cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu, muốn làm được thì phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cho các dự án, đề tài khoa học, công nghệ và các dịch vụ công có sử dụng ngân sách nhà nước", ông Duy nói và khẳng định, tới đây tất cả các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế đặt hàng sòng phẳng, không giao theo biên chế, không gọi là bao cấp nữa.Cơ quan đặt hàng là các cục quản lý chuyên ngành, Vụ Khoa học - Công nghệ tham mưu tổng hợp các cơ sở nghiên cứu khoa học có thể trong bộ, có thể ngoài bộ nếu như đơn vị trong bộ không phù hợp để đặt hàng.
Bất ngờ với khối ngành có sinh viên theo học nhiều nhất
Theo Reuters ngày 24.2, Tổng thống Putin cũng phác thảo một thỏa thuận kinh tế trong tương lai giữa Nga - Mỹ. "Nhân tiện, chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho các đối tác Mỹ của mình, và khi tôi nói 'đối tác', ý tôi không chỉ là các cơ cấu hành chính và chính phủ mà còn cả các công ty, nếu họ thể hiện sự quan tâm đến việc hợp tác", ông Putin phát biểu trên truyền hình nhà nước.Ông Putin khẳng định Nga có nhiều nguồn lực hơn đáng kể so với Ukraine, đồng thời cho rằng thỏa thuận tiềm năng giữa Washington và Kyiv về đất hiếm không phải là mối lo ngại của Moscow.Ông Putin lưu ý rằng các công ty Nga có thể cung cấp tới 2 triệu tấn nhôm cho thị trường Mỹ hằng năm nếu nước này dỡ bỏ cấm vận và mở cửa trở lại. Nga từng cung cấp khoảng 15% lượng nhôm nhập khẩu của Mỹ trước khi thuế quan được áp dụng vào năm 2023. Tổng thống Putin nêu rõ hai nước có thể hợp tác sản xuất thủy điện và nhôm tại vùng Krasnoyarsk của Nga ở Siberia - nơi có trụ sở của nhà sản xuất nhôm lớn nhất của Moscow là Rusal.Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng "các giao dịch phát triển kinh tế lớn với Nga" sẽ diễn ra. Trong vòng 2 giờ sau tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ, ông Putin đã chủ trì một cuộc họp với các bộ trưởng và cố vấn kinh tế của mình về kim loại đất hiếm. "Theo tôi, điều quan trọng nhất là chúng ta có thể cân nhắc hợp tác với các công ty Mỹ trong lĩnh vực này", ông Putin kết luận.Ông Putin cũng cho biết đất hiếm là ngành ưu tiên cho sự phát triển kinh tế và khả năng cạnh tranh của Nga. Do đó, chính phủ Nga hiện tìm cách tăng cường tiềm năng của ngành công nghiệp trong nước. Tổng thống Putin ngày 24.2 cũng nhấn mạnh nước này không phản đối sự tham gia của châu Âu vào các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Mỹ nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine, nhưng lưu ý rằng Brussels từ lâu đã bác bỏ mọi cuộc đối thoại với Moscow.Ông Putin cho biết việc châu Âu tham gia các cuộc đàm phán để giải quyết cuộc xung đột kéo dài 3 năm này là điều hợp lý. "Sự tham gia của họ vào quá trình đàm phán là cần thiết. Chúng tôi không bao giờ từ chối điều đó, chúng tôi đã liên tục thảo luận với họ", Putin nói.Nhà lãnh đạo Nga cũng khẳng định Tổng thống Mỹ Trump đang tiếp cận cuộc xung đột Nga -Ukraine một cách lý trí chứ không phải cảm tính. "Ông ấy đang hành động theo cách thẳng thắn và không có bất kỳ ràng buộc cụ thể nào. Ông ấy đang ở trong một vị thế độc nhất: ông ấy không chỉ nói những gì ông ấy nghĩ, mà còn nói những gì ông ấy muốn. Đây là đặc quyền của nhà lãnh đạo của một trong những cường quốc lớn", nhà lãnh đạo Nga nói rõ.Tuần trước, Nga và Mỹ đã tổ chức vòng đàm phán đầu tiên về hòa bình Ukraine tại Ả Rập Xê Út. Ukraine và các đồng minh châu Âu của Kyiv không được mời, gây ra sự phản đối từ cả các bên.Ông Putin cũng cho rằng những phản ứng tiêu cực đối với các cuộc đàm phán ở Ả Rập Xê Út là "cảm tính và thiếu logic". "Để giải quyết những vấn đề phức tạp và khó khăn, bao gồm cả vấn đề Ukraine, Nga và Mỹ phải thực hiện bước đầu tiên. Và bước đầu tiên đó phải dành cho việc nâng cao mức độ tin cậy giữa các quốc gia của chúng ta. Và đó là những gì chúng tôi đã làm ở Riyadh (Ả Rập Xê Út)".Bên cạnh vấn đề Ukraine, Tổng thống Putin cũng cho biết ông chấp thuận đề xuất rằng Nga và Mỹ có thể thảo luận về việc cắt giảm sâu chi tiêu quân sự lên tới 50%.
Phan Mỹ Anh, sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cũng từng phải khổ sở khi yêu phải một “mama boy”. Quen nhau được 2 tháng, Mỹ Anh mới biết thông tin người yêu đã phải rất khó khăn mới thuyết phục mẹ để được phép yêu cô.
Sẽ có thương vụ lớn mở màn triển lãm hàng không Dubai?
Dự kiến ngày 5.2, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Bộ Tư pháp cho hay, luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã có quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong công tác xây dựng pháp luật, nhưng còn rải rác và chưa thực sự rõ ràng.Các quy định về xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật, cũng như việc không kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật và khắc phục hậu quả do áp dụng văn bản trái pháp luật gây ra chưa cụ thể, đầy đủ.Để khắc phục tình trạng nêu trên, tại lần sửa đổi luật này, Chính phủ đề xuất phương án quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng, thi hành pháp luật.Trong đó, điều 68 dự thảo luật quy định cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự thảo văn bản do mình trình.Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự thảo văn bản được phân công soạn thảo; chịu trách nhiệm về việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, truyền thông, tham vấn chính sách, phản biện, thẩm định, thẩm tra.Quốc hội, hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành…Đặc biệt, dự thảo luật quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng chậm tiến độ trình văn bản hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật; để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.Đồng thời, chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp đã giao cấp phó của mình chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật, trừ trường hợp có quy định được loại trừ trách nhiệm…Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.Dự thảo luật cũng quy định rằng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và công chức được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu đã kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.